Quả
mơ muối, hay ô mai là một thứ quả dân dã, bình dị, hiện diện quen thuộc
trong đời sống của người dân nhiều nước phương Đông như Việt Nam, Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…Dường như trái ngược với sự bé nhỏ, bình dị
của mình, quả ô mai chứa đựng trong nó những công dụng và lợi ích to lớn
đối với sức khỏe con người.
Sản phẩm tinh túy của văn hóa phương Đông
Có
thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là
biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành
một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai). Song, đó không hoàn toàn là sự ngẫu
nhiên. Mà người xưa, trong cách chế biến ô mai, đã khéo léo chuyển hóa
và trung hòa yếu tố âm (vị chua) bằng yếu tố dương là vị mặn của muối để
tạo ra một sự quân bình âm dương kì diệu. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu
âm hay thiếu dương, ô mai sẽ giúp cơ thể tạo ra sự cân bằng âm dương một
cách tự nhiên. Ô mai giúp cơ thể tiêu thụ yếu tố dương (muối) một cách
dễ dàng mà không gây khát nước, qua đó trung hòa các yếu tố âm như
đường, rượu, chất độc…trong máu. Ngược lại, nhờ vị chua (tính âm), ô mai
làm dịu các triệu chứng dương. Người Trung Quốc có câu “Nếu bạn khát
nước hãy dùng một trái mơ muối, cơn khát của bạn sẽ chấm dứt”. Còn người
Nhật thì lưu truyền câu chuyện về một vị tướng Nhật đã làm cho binh
đoàn của mình hết khát và mệt khi ông gợi cho họ tưởng tượng đến quả ô
mai. Vị chua của ô mai đã kích thích tiết nước bọt làm cho binh lính
vượt qua được cơn khát dữ dội.
Mỗi ngày một quả ô mai, bác sĩ sẽ không đến nhà
Đó
là câu tục ngữ của người Nhật về lợi ích của quả ô mai. Khi bị ốm, hãy
ăn 1 trái ô mai, sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Dù cơ thể bị thiếu âm hay
thiếu dương, ô mai cũng sẽ tạo ra sự cân bằng cần thiết giúp cơ thể khỏe
mạnh. Khi cơ thể dư nhiều acid do lao động nặng, do ốm đau, bệnh tật,
trái ô mai sẽ giúp trung hòa pH, làm giảm sự mệt mỏi hoặc tình trạng đau
nhức toàn thân. Khi bị cảm, sốt, hay cúm, ô mai sẽ giúp bình phục trong
thời gian ngắn. Mỗi ngày một quả ô mai sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật.
Người Nhật xem ô mai là một thực dưỡng, khi ăn cơm với ô mai sẽ cung cấp
năng lượng lớn hơn và trung hòa các độc tố. Đó là lí do tại sao lại có
Shushi, món cơm nắm truyền thống của người Nhật, quấn cơm nắm bằng miếng
rong nori ở bên ngoài và cho phần thịt của quả ô mai vào giữa.
Những khám phá khoa học
Thành
phần mơ muối chứa các chất điện giải cần thiết (Natri, Kali…). Acid
citric trong thịt quả mơ giúp hấp thụ dễ dàng các chất điện giải này, do
vậy mơ muối giúp bổ sung điện giải nhanh chóng khi cơ thể bị mất nước,
mất muối do mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, bị sốt, môi khô, miệng khát…Trái
mơ chứa hàm lượng acid citric, acid phosphoric tự nhiên cao hơn nhiều
loại trái cây khác. Các acid này làm tăng hấp thu các khoáng chất như
Ca, Mn, Fe, P… có sẵn trong thịt quả mơ. Sử dụng mơ muối trong bữa ăn
giúp tăng cường hấp thu khoáng chất trong các thức ăn khác. Acid citric
là một thành phần quan trọng trong chu trình chuyển hóa ATP thành năng
lượng. Do vậy, ăn cơm với mơ muối sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn. Đó là
lí do ra đời của món sushi truyền thống của Nhật, cơm nắm cuộn bằng rong
roni và thịt quả ô mai ở giữa.
Từ
quả ô mai, người ta cũng chiết xuất được một loại kháng sinh có tác
dụng diệt vi khuẩn gây kiết lị. Vì vậy mơ muối, đặc biêt loại lâu năm có
màu đen sẫm là một vị thuốc hiệu nghiệm chữa đau bụng do kiết lị.
Thành
phần mơ muối còn chứa acid pitric hỗ trợ và hoạt hóa chức năng gan, qua
đó tăng cường chức năng giải độc của gan, dùng khi cơ thể bị ngộ độc
hóa chất, rượu, ngộ độc thức ăn. Acid Catechic giúp tăng nhu động ruột,
tiêu hóa thức ăn, giảm chướng bụng, khó tiêu…
Ô
mai được sử dụng từ ngàn xưa, trước khi tác dụng của nó được minh chứng
dưới ánh sáng khoa học.Thực tế, có nhiều tác dụng của ô mai mà khoa học
cũng chưa thể giải thích được nhưng bằng kinh nghiệm, không ai có thể
phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của ô mai. Người phương Đông thường
dựa trên nguyên lí âm dương để giải thích tác dụng và ứng dụng ô mai
trong chữa bệnh. Như khi mệt mỏi, ngậm 1 quả ô mai sẽ thấy ngay tác dụng
kì diệu. Vì khi mệt mỏi, cơ thể thường dư nhiều yếu tố âm như acid
lactic, acid piruvic, rượu, đường, độc tố…ô mai sẽ trung hòa các yếu tố
âm này và tăng cường thêm yếu tố dương. Sự cân bằng âm dương giúp cơ thể
điều hòa được sức khỏe nên sự mệt mỏi giảm đi thấy rõ.
Ô mai trong y học cổ truyền
Theo
y học cổ truyền, ô mai là vị thuốc có tác dụng sinh tân chỉ khát, trừ
ho, hóa đờm, bình suyễn. Danh y Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam khi viết
về ô mai, cũng ca ngợi tác dụng của ô mai như sau “Tỳ là gốc sinh đờm,
phế là đồ chứa đờm. Phế như cái tán cái lọng che chở cho các tạng khác.
Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp.
Ô mai vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí
chỉ khái…” Ô mai được sử dụng làm vị thuốc chính yếu trong các bài thuốc
chữa ho, nhất là ho lâu ngày gây khản tiếng, mất tiếng, ho khạc ra đờm
có máu…
Ứng
dụng của ô mai trong trị ho, có lẽ không chỉ dừng lại ở những tác dụng
trực tiếp đó mà rộng hơn, nhờ những công dụng tuyệt vời, ô mai trở thành
một phương thuốc quý với tác dụng đa chiều. Giúp cơ thể mau chóng bình
phục, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm mệt mỏi, suy nhược…là những tác
dụng hỗ trợ rất tích cực cho người bệnh, nhất là trong các chứng ho lâu
ngày, ho lâu năm khiến sức khỏe suy kiệt, người tiều tụy…
Trên
cơ sở đó, cùng với những tiến bộ của khoa học và nền y dược hiện đại, ô
mai được vận dụng trong bào chế, sản xuất các sản phẩm thuốc phục vụ
mục đích chữa bệnh của con người. Trong đó phải kể tới ứng dụng ô mai
trong sản xuất thuốc ho, dưới các dạng bào chế hiện đại như siro hoặc
viên ngậm, tiện dụng với con người. Đó là cách để quả ô mai phát huy
những giá trị tích cực của nó, tồn tại bền vững và ý nghĩa trong đời
sống con người. Sản phẩm trị ho đầu tiên ở Việt Nam có vận dụng ô mai
trong bào chế là thuốc ho Bảo Thanh và viên ngậm Bảo Thanh, ngày càng
được người tiêu dùng tín nhiệm.
Thu Trang
|